Tại sao điều hòa bị chảy nước? Cách khắc phục hiệu quả

Điều hòa bị chảy nước khiến không gian sống của bạn gặp vấn đề về mùi hôi và ẩm mốc, dẫn đến việc sản sinh ra các vi khuẩn có hại cho sức khỏe của cả gia đình. Để biết tại sao điều hòa bị chảy nước và cách khắc phục hiệu quả thì hãy cùng Trung Tâm Điện tử Điện lạnh Quảng Ninh tìm hiểu bài viết sau đây!

1. Nguyên nhân tại sao điều hòa chảy nước?

Có rất nhiều nguyên nhân lý giải vì sao điều hòa không khí cũng như các dòng điều hòa inverter tiết kiệm điện lại bị chảy nước. Chúng có thể do các lý do sau:

1.1. Dàn lạnh không được bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ

Nếu không được vệ sinh định kỳ, điều hòa nhà bạn sẽ có nhiều khả năng bị chảy nước. Bởi sau khoảng thời gian hoạt động lau dài, dàn lạnh sẽ bị bám bụi và có thể xảy ra hiện tượng rò rỉ nước, tràn ra bên ngoài.

Cách khắc phục: Đầu tiên, bạn có thể gỡ lưới lọc bụi ra và tiến hành làm sạch nó. Sau đó lắp lại vào điều hòa để kiểm tra xem nước còn rò rỉ không? Nếu nước vẫn còn bị rò rỉ thì nguyên nhân có thể đến từ ống thoát nước gặp sự cố, lắp đặt điều hòa sai cách hoặc do thiếu gas. Lúc này, bạn cần gọi điện cho trung tâm bảo hành và sửa điều hòa tại nhà uy tín để giải quyết tình trạng này.


》》Xem thêm: Cách vệ sinh điều hòa tại nhà đơn giản, nhanh chóng

1.2. Máng thoát nước gặp sự cố

- Khi điều hòa 1 chiều hay điều hòa 2 chiều bị chảy nước rất nhiều, nguyên nhân lớn có thể là do ống thoát nước bị nghẽn hoặc bị vỡ.

Cách khắc phục: Căn chỉnh lại dàn lạnh, máng nước bị nghiêng hoặc lắp ráp không đúng kỹ thuật. Nếu bị vỡ hoặc không biết cách thao tác, bạn hãy liên hệ dội kỹ thuật bảo hành đến hỗ trợ.


1.3. Tại sao điều hòa chảy nước: Lắp đặt điều hòa không đúng cách

- Trường hợp điều hòa vừa lắp đã bị chảy nước, có thể do điều hòa được lắp không đúng cách làm dàn lạnh hoặc máng nước bị nghiêng, ống thoát nước lắp không đúng vị trí,...

- Một số thợ lắp đặt điều hòa thiếu kinh nghiệm, họ sẽ lắp đặt đường ống thoát nước không có độ dốc, hoặc làm đường ống quá dài mà lại không có lỗ thông gió. Những điều này gây nên hiện tượng rò rỉ nước của máy điều hòa, kể cả các dòng điều hòa đời mới.


Cách khắc phục: Liên hệ bên lắp đặt đến kiểm tra và khắc phục nhưng lỗi sai quy cách khi lắp đặt.


1.4. Thiếu gas

Bên cạnh đó, nếu điều hòa bị thiếu gas, làm đóng tuyết cũng sẽ dẫn đến vấn đề chảy nước.

Cách khắc phục: Kiểm tra và châm thêm gas cho điều hòa với các trường hợp điều hòa bị thiếu gas hay quạt dàn lạnh bị hỏng hoặc quay chậm.

Ngoài 4 nguyên nhân trên, nguyên nhân điều hòa chảy nước còn có thể đến từ lỗi của nhà xản xuất, các khe hở trong dàn lạnh quá lớn khiến điều hòa bị chảy nước hoặc cũng có thể do quạt dàn lạnh bị hỏng, không quay hoặc quay chậm,... Trong những tình huống này, bạn nên liên hệ với bảo hành hoặc những đội kỹ thuật có chuyên môn đến hỗ trợ khắc phục triệt để, chính xác.

》》Xem thêm: Điều hòa kêu to bất thường: Nguyên nhân và cách khắc phục

2. Những lưu ý giúp sử dụng điều hòa hiệu quả, tiết kiệm điện

Sau khi biết tại sao điều hòa chảy nước cũng như cách khắc phục, mời bạn theo dõi những lưu ý trong quá trình sử dụng sản phẩm để vừa tiết kiệm điện vừa hiệu quả.

- Lựa chọn điều hòa có công suất hợp lý với từng diện tích phòng:

+ Điều hòa ~1 HP (Điều hòa 9000 BTU): Phòng dưới 15 m2.

+ Điều hòa 1.5 HP (Điều hòa 12000 BTU): Phòng 15-20 m2.

+ Điều hòa 2 HP (Điều hòa 18000 BTU): Phòng 20-30 m2.

+ Điều hòa 2.5 HP (Điều hòa 24000 BTU): Phòng 30-40 m2.


- Nhiệt độ điều hòa tốt nhất chỉ nên thấp hơn 5 độ C so với môi trường

- Nên sử dụng thêm quạt cho phòng điều hòa

- Nên vệ sinh điều hòa định kỳ vài tháng một lần cũng như lắp sản phẩm ở vị trí phù hợp

- Bật điều hòa trước khi ngủ 15-20 phút

- Tắt điều hòa trước 30 phút so với thời gian bạn muốn di chuyển đi công việc. Điều này vừa tiết kiệm điện vừa giúp đảm bảo bạn không bị sốc nhiệt khi di chuyển ra ngoài trời. 

Trên đây là những thông tin vấn đề điều hòa bị chảy nước và cách khắc phục hiệu quả nhất mà Trung Tâm Điện tử Điện lạnh Quảng Ninh muốn gợi ý đến bạn. Hy vọng với những chia sẻ này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về kiến thức điện tử điện lạnh nhé!