Đọng sương cửa gió là một hiện tượng thường gặp trong các hệ thống điều hòa không khí, khi mà hơi nước ngưng tụ tại bề mặt cửa gió, thường xuất hiện ở các cửa gió dạng khe. Ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình, gây ẩm mốc trần thạch cao và gây khó chịu cho người sử dụng. Cùng Trung Tâm Điện tử Điện lạnh Quảng Ninh tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trên sau biết dưới đây nhé!
1. Hiện tượng gây đọng sương cửa gió điều hòa là gì?
Hiện tượng đọng sương xảy ra khi nhiệt độ chênh lệch giữa bề mặt vật chất có nhiệt độ thấp với không gian có nhiệt độ cao hơn đạt tới điểm sương, được xác định dựa vào các thông số trên đồ thị không khí ẩm.
Hiện tượng gây đọng sương cửa gió điều hòa là gì? |
Trong lĩnh vực điều hòa không khí và thông gió thì vấn đề đọng sương và cách khắc phục luôn là chủ đề được chia sẻ và quan tâm nhiều nhất. Việc đọng sương không những gây mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến kiến trúc công trình như thấm nước làm mục trần thạch cao trang trí, chạm chập các thiết bị điện và hư hỏng nội thất bên dưới
2. Nguyên nhân gây đọng sương cửa gió điều hòa
Môi trường đặc trưng của Việt Nam là khí hậu nhiệt đới: nóng ẩm, dao động nhiệt độ trong ngày có thê rất lớn. Tại vị trí các cửa gió điều hòa nhiệt độ thấp,khi tiếp xúc với không khí ẩm trong phòng, nếu nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ điểm sương thì sẽ làm không khí ẩm chuyển thành dạng sương và gây đọng sương tại các cửa gió. Hiện tượng này thường xảy ra với hệ thống điều hòa thông gió vận hành lần đầu , hoặc khi thời tiết chuyển đổi.
Ngoài ra còn các nguyên nhân cơ bản sau đây:
2.1. Do dàn lạnh
• Van tiết lưu bị hỏng, hoặc bị tắc bẩn
• Quạt dàn lạnh yếu không đủ lưu lượng gió
• Bơm nước ngưng yếu, hoặc hỏng
• Dàn lạnh trao đổi nhiệt, lưới lọc đường hồi bụi bẩn
》》Xem thêm: Cách xử lý ống đồng điều hòa bị rỉ nước, bị hở hiệu quả
2.2. Do kỹ thuật thi công
Dán bảo ôn chưa đúng kỹ thuật, hộp cửa gió dán thiếu bảo ôn, độ dày lớp bảo ông không đúng
Đường ống gió lạnh bị hở, ống gió mềm bị rách hoặc gấp khúc, làm cho lưu lượng gió giảm xuống
Đường ống gió cứng, gió mềm dài quá tạo nhiều trở lực, làm cho vận tốc gió ra tại cửa yếu
Đường nước ngưng không đảm bảo độ dốc, nước ngưng thoát không khịp, tràn ra máng quay lại dàn coil rồi bị thổi xuống cửa gió.
• Ở các dàn lạnh có cột áp, công suất quạt cao cần bố trí thêm các bẫy nước ngưng
2.3. Do thiết kế
Tính toán chia lưu lượng trên đường ống, đầu ra tại các vị trí cửa gió của AHU, FCU chưa chính xác
Đường ống gió dẫn chính, ống nhánh, ống mềm đến cửa gió bố trí quá xa, cột áp quả dàn lạnh không đủ
Bố trí số lượng cửa gió chưa phù hợp về số lượng, vị trí. Tránh đặt cửa gió thổi nơi nhiệt độ cao: gần cửa kính, tránh dòng không khí nóng lưu thông nhiều: vị trí thông tầng, cửa chính thường xuyên ra vào…
Tính toán, thiết kế ống gió chưa phù hợp: kích thước, chiều dài, rẽ nhánh… dẫn đến vận tốc gió quá cao hoặc quá thấp.
Thông thường ta tính vận tốc gió đi trong đường ống như sau:
• Đường ống chính vận tốc gió là: 11m/s
• Vận tốc gió đường ống hồi là: 6m/s
• Vận tốc gió tại cửa gió, miện gió là: 2.5m/s
• Trong đường ống gió mềm là: 3.5m/s
Tính chọn công suất lạnh thiếu, nhiệt độ đầu ra tại cửa gió thường từ 10°C đến 15°C vì không đủ công suất làm lạnh cho không gian phòng, nên việc chênh nhiệt độ ở bề mặt cửa gió và không khí xung quanh là rất lớn
2.4. Bố trí miệng gió cấp lạnh không phù hợp
Khi thiết kế cần chú bố trí miệng gió ý tránh đặt quá gần cửa kính hoặc vách kính tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng bên ngoài sẽ gây chênh lệch nhiệt độ dễ đọng sương trên vách kính và miệng gió.
2.5. Do thi công cách nhiệt ống gió lạnh không đảm bảo kỹ thuật
– Khi thi công cách nhiệt ống gió, miệng gió lạnh cần tính toán kỹ tránh gây đọng sương, cần kiểm tra đặc tính kỹ thuật của lớp cách nhiệt như độ dày, tỷ trọng, hệ số dẫn nhiệt vật liệu.
– Cần chú ý không gian lắp đặt ngoài trời, trong nhà trong không gian điều hòa sẽ có độ dày cách nhiệt khác nhau.
2.6. Thiết kế thiếu tải lạnh
– Thiếu tải lạnh là một trong những nguyên nhân thường xuyên gây đọng sương tại miệng gió.
– Nhiệt độ miệng gió thường từ 10 °C đến 14 °C nên sau thời gian sử dụng điều hòa mà nhiệt độ phòng không giảm sẽ có hiện tượng đọng sương tại miệng gió, để khắc phục cần xác định không gian điều hòa, tính tải phù hợp, đối với các không gian đặc biệt không tính theo kinh nghiệm mà phải tính toán thiết kế bằng phần mềm chuyên ngành để tính thiết kế.
– Thiết kế bẫy nước tại các dàn lạnh có cột áp quạt lớn không đảm bảo kỹ thuật dẫn đến nước ngưng bị hút vào dàn.
3. Cách khắc phục hiện tượng đọng sương cửa gió điều hòa
Cách khắc phục hiện tượng đọng sương cửa gió điều hòa |
Phải khẳng định là để giải quyết tuyệt đối vấn đề đọng sương là không thể triệt để. Tuy nhiên có thể sử dụng các giải pháp để hạn chế việc đọng sương tại miệng gió. Giải pháp đó còn tùy thuộc vào công năng sử dụng của công trình và chi phí đầu tư.
👉 Có thể bạn cần: Sửa điều hòa tại nhà Quảng Ninh uy tín
Như đã nêu ở các nguyên nhân cơ bản phía trên trên, ta có 3 phương pháp chính để xử lý tận gốc:
3.1. Tăng nhiệt độ bề mặt miệng gió
Đối với một số thiết kế, ở bề mặt miệng gió có điện trở nhỏ đủ để sưởi ấm bề mặt lên khỏi điểm đọng sương của trạng thái không khí trong không gian điều hòa.
3.2. Cách ly bề mặt gây đọng sương
Đây là phương pháp xử lý mà các kỹ sư vận hành thường dùng. Bằng cách tăng vận tốc gió thổi ra ở miệng gió ta có thể xua các lớp không khí ẩm xung quanh đi và hạn chế sự tiếp xúc của chúng với bề mặt miệng gió.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ sử dụng được trong một số rất ít trường hợp. Vì vận tốc gió tăng ở miệng gió sẽ gây ồn và khi lượng ẩm xung quanh quá cao thì cách làm này không hiệu quả và còn có thể gây tiêu tốn thêm năng lượng ở quạt. ☞ Khắc phục đọng sương trong miệng gió.
3.3. Sử dụng các quy trình tách ẩm
Có thể sử dụng trực tiếp các vật liệu tách ẩm hoặc máy tách ẩm ( máy tách ẩm có thể dùng riêng hoặc nằm chung trong máy điều hòa ).
3.4. Giải Pháp Về Thiết Kế
– Với các công trình, yêu cầu tuyệt đối không được rớt nước vào đồ vật bên trong. Hệ thống ống gió, cửa gió bắt buộc phải thiết kế đi ngầm. Hướng thổi để khuếch tán cũng như hồi nhiệt là hướng lên trên hoặc hướng nằm ngang. Hệ thống ống dẫn gió tươi phải qua xử lý khử ẩm. Việc tính toán vận tốc gió trong đường ống dẫn gió, tại các miệng gió cấp – miệng gió hồi cũng phải được tính toán và hiệu chỉnh theo.
– Với các công trình có yêu cầu thấp hơn. Có thể bố trí hệ thống ống gió, cửa gió trên trần và hướng xuống dưới. Với hệ thống này sẽ giúp giảm tải được chi phí đầu tư sao cho phù hợp với ngân sách.
3.5. Giải Pháp Vận Hành
Với các công trình đã đi vào vận hành nhưng vẫn phát sinh vấn đề đã nêu trên thì có thể dùng các giải pháp vận hành hệ thống để hạn chế.
– Kiểm tra vận tốc gió tại các cửa cấp gió, vận tốc gió nhỏ quá “Không khí đầu ra quá Lạnh” ⇒ Sẽ gây đọng nhiệt lâu tại vị trí xung quanh miệng gió. Làm trầm trọng hơn hiện tượng đọng sương. Khi đó phải tăng tốc độ quạt gió điều hòa. Bên cạnh đó phải kiểm tra các đường ống dẫn gió xem có bị tắc hay móp méo.
– Kiểm tra van gió xem độ mở đã đạt. Nếu độ mở của van quá nhỏ cũng có thể gây cản trở dòng khí, ảnh hưởng đến vận tốc gió.
– Kiểm tra các cửa đi, cửa sổ. Nếu chưa đóng thì phải đóng hết lại, để cách li môi trường bên trong và bên ngoài công trình.
– Kiểm tra lưu lượng gió cấp tươi, nếu lượng gió tươi cấp vào quá lớn. Có thể điều chỉnh tốc độ vòng quay của quạt hoặc đóng bớt các van điều chỉnh lưu lượng gió
Như vậy Trung Tâm Điện tử Điện lạnh Quảng Ninh đã chia sẻ đến bạn những nguyên nhân đọng sương ở cửa gió điều hòa cũng như cách khắc phục nhanh chóng. Hy vọng nhưng thông tin trên hữu ích giúp bạn khắc phục thành công!