Bếp từ Kangaroo là một trong những dòng bếp được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ thiết kế hiện đại, nấu ăn nhanh và tiết kiệm điện. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, đôi khi bếp có thể hiển thị các mã lỗi khiến người dùng lúng túng. Đừng lo! Bài viết dưới đây Trung Tâm sửa chữa Điện Tử Điện Lạnh Quảng Ninh sẽ giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa các mã lỗi bếp từ Kangaroo, nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản tại nhà.
Tìm hiểu về mã lỗi bếp từ Kangaroo
Bếp từ Kangaroo là thiết bị nhà bếp đến từ thương hiệu nổi tiếng Kangaroo được thành lập năm 2003 của Việt Nam. Sản phẩm bếp từ của thương hiệu này được nhiều gia đình yêu thích tin dùng bởi mẫu mã đa dạng, tính năng hiện đại và có tính thẩm mỹ cao.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng bếp từ thì người dùng sẽ không thể tránh khỏi những trục trặc xảy ra với bếp thường gặp như: lỗi E0, lỗi E1, lỗi E2, lỗi E3, lỗi E4, lỗi E5 và lỗi E6.
Nguyên nhân và cách khắc phục các mã lỗi bếp từ Kangaroo
1. Mã lỗi E0
- Nguyên nhân: Là do bạn quên đặt nồi nấu trên bếp hoặc nồi nấu sử dụng không phù hợp với bếp điển hình như nồi thủy tinh, nồi sứ, nồi đất,… hoặc đường kính nồi không hợp với mặt bếp dẫn đến bếp không nhận điện được nồi và bếp báo lỗi.
- Khắc phục: Trường hợp nếu bếp của bạn chưa có dụng cụ nấu thì bạn chỉ cần đặt nồi nấu lên bếp là được. Nếu bếp đã có nồi mà vẫn báo lỗi thì bạn xem lại dụng cụ nấu xem có phải là dụng cụ nhiễm từ không, nếu không thì bạn cần thay thế bằng dụng cụ nồi nấu nhiễm từ.
2. Mã lỗi E1
- Nguyên nhân: Đun nấu lâu với mức công suất lớn dẫn đến bếp quá nóng.
- Khắc phục: Đầu tiên bạn tắt bếp sau đó nhấc nồi ra khỏi bếp rồi kiểm tra xem khe thông gió nào của bếp bị bít kín không, nếu có thì bạn cần bỏ vật đang chặn khe thông gió. Tiếp đến ngừng sử dụng bếp ít nhất 10 phút để cho bếp nguội.
👉 Có thể bạn cần: Tổng hợp bảng mã lỗi bếp từ Hitachi nội địa
3. Mã lỗi E2
- Nguyên nhân: Do nồi, chảo đặt lên bếp để nấu đã lâu nhưng bạn không cho đồ ăn vào nồi nấu hoặc nguồn điện cấp cho bếp đang cao hơn 260V.
- Khắc phục: Đầu tiên bạn kiểm tra lại xem nguồn điện sử dụng có phù hợp với bếp từ không (chuẩn 220V), nếu cao hơn hoặc thấp hơn thì bạn dùng ổn áp để ổn định điện áp. Nếu do không có đồ ăn thì bạn chỉ cần cho đồ ăn vào là được. Trong trường hợp đã thực hiện cả 2 cách trên mà bếp vẫn báo lỗi thì bạn ngắt bếp cho bếp nghỉ ít nhất 10 phút mới sử dụng tiếp.
4. Mã lỗi E3
- Nguyên nhân: Do nguồn điện bị quá tải hoặc cấp cho bếp thấp hơn 170V.
- Khắc phục: Bạn thực hiện tắt bếp sau đó kiểm tra lại nguồn điện cấp cho bếp xem có chuẩn chưa, tuy nhiên cách tốt nhất bạn nên dùng ổn áp để ổn định dòng điện.
5. Mã lỗi E4
- Nguyên nhân: Do dòng điện cấp cho bếp từ quá cao làm nhiệt độ dụng cụ nấu cao hơn 280 độ C.
- Khắc phục: Bạn cần kiểm tra lại dòng điện hoặc tắt bếp để chờ bếp nguội rồi thực hiện nấu ăn tiếp.
👉Địa chỉ sửa bếp từ uy tín: Dịch vụ Sửa Bếp Từ Chuyên Nghiệp Uy tín tại Nhà
6. Mã lỗi E5
- Nguyên nhân: Do IGBT (là loại linh kiện bán dẫn công suất 3 cực) bị quá nhiệt.
- Khắc phục: Bếp có khả năng tự phục hồi khi giảm nhiệt.
7. Mã lỗi E6
- Nguyên nhân: Do đáy của nồi, chảo có nhiệt độ quá cao hoặc cảnh báo lỏng cảm biến nhiệt, cảm biến nhiệt bị tắt hay nối tắt.
- Khắc phục: Bạn không nên đặt đáy nồi đang có nhiệt cao lên bếp để tránh trường hợp sốc nhiệt gây rạn vỡ mặt kính của bếp và cảm biến nhiệt bếp bị tắt.