Những cách nhận biết khi điều hòa bị xì Gas?

Nếu điều hòa nhà bạn bị xì gas nên liên hệ sớm đến thợ sửa điều hòa để kiểm tra và sửa chữa. Trong bài viết này Trung Tâm Điện tử Điện lạnh Quảng Ninh sẽ chia sẻ bạn cách nhận biết khi điều hòa bị xì gas nhé!

1. Cách nhận biết điều hòa bị xì gas

Nhận biết máy lạnh xì gas càng sớm sẽ giúp người dùng đưa ra giải pháp để khắc phục kịp thời, nhờ đó bảo vệ hiệu suất hoạt động của máy lạnh. Dưới đây là một vài cách nhận biết máy lạnh bị xì gas bạn có thể tham khảo, xem xét mình có gặp tình huống nào hay không.

1.1 Xuất hiện mùi gas khó chịu


Nếu như máy lạnh của bạn bị xì gas thì bạn có thể ngửi thấy một mùi gas thoang thoảng. Ở trong căn phòng kín, mùi gas này sẽ nồng và khó chịu hơn. Nếu phát hiện mùi gas trong phòng của mình hoặc xung quanh khu vực lắp đặt máy lạnh thì điều đó có nghĩa rằng, máy lạnh nhà bạn có thể đang bị xì gas cần phải mở cửa phòng cho thông thoáng và khắc phục.


1.2 Điều hòa chạy nhưng không mát

Máy lạnh chạy nhưng không mát là một trong những cách nhận biết sớm máy lạnh của bạn đang gặp phải vấn đề xì gas. Khi máy lạnh bị xì gas thì lượng gas sẽ bị hao hụt dần, điều này khiến cho hiệu suất làm lạnh của thiết bị giảm, lúc đó người dùng sẽ không cảm nhận được hơi mát từ thiết bị nữa. Nếu bạn đã cài đặt nhiệt độ máy lạnh xuống thấp nhưng vẫn không cảm thấy điều hòa mát thì có thể là máy điều hòa của bạn đang bị xì gas dẫn đến thiếu gas.

1.3 Điều hào chảy nước bám tuyết

Khi máy lạnh bị xì gas lượng gas trong hệ thống sẽ bị giảm dần khiến áp suất, nhiệt độ trong ống đồng bị giảm đột ngột. Khi đó, hơi lạnh ở trong ống đồng sẽ bị ngưng tụ lại và trở thành tuyết, dẫn đến nước sẽ chảy ra khỏi máy lạnh. Vì thế nếu như bạn thấy máy lạnh của mình bị chảy nước hay bám tuyết thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy máy lạnh bị xì gas, thiếu gas.

1.4 Điều hòa chớp đèn báo lỗi

Một số loại máy lạnh có tích hợp thêm cảm biến cảnh báo tình trạng gas ở trong máy. Vì thế khi gas máy lạnh đang có vấn đề chẳng hạn như sắp hết gas, thiếu gas, xì gas, rò rỉ gas thì đèn báo lỗi sẽ hoạt động và chớp tắt liên tục nhằm cảnh báo cho người sử dụng. Do đó nếu như bạn thấy đèn báo lỗi chớp tắt hãy kiểm tra lượng gas máy lạnh và các đường ống dẫn gas.

1.5 Điều hòa tự động tắt

Nếu như trong quá trình sử dụng, bạn cảm thấy máy lạnh tắt bất thường sau khoảng 15 phút hoạt động thì có thể liên quan đến vấn đề máy lạnh bị xì gas. Bởi khi bị xì gas, máy lạnh không thể làm mát hiệu quả cho căn phòng dẫn đến nó phải hoạt động liên tục, hết công suất gây nên tình trạng quá tải. Khi xuất hiện tình trạng quá tải máy lạnh sẽ tự động tắt nhằm bảo vệ hệ thống tránh khỏi những nguy hiểm và bảo vệ tuổi thọ của thiết bị.

2. Nguyên nhân điều hòa bị xì gas

Mặc dù tình trạng xì gas rất ít khi gặp phải, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là xì gas sẽ không xuất hiện trong quá trình sử dụng máy lạnh. Có các nguyên nhân khiến cho máy lạnh bị xì gas, có thể do lỗi lắp đặt, mua phải máy lạnh kém chất lượng và thậm chí do người dùng. Dưới đây là một vài nguyên nhân gây lỗi xì gas ở máy lạnh mà bạn nên tham khảo.

2.1 Lắp đặt sai kỹ thuật


Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng xì gas ở máy lạnh. Nếu quá trình lắp đặt được diễn ra từ những thợ lắp máy lạnh thiếu kinh nghiệm, không đúng quy trình thì sẽ khiến các ống dẫn gas bị nứt, gãy và tạo thành những điểm rò rỉ gây xì gas.

2.2 Mua phải máy cũ, dùng lâu

Nhiều người vì tiết kiệm tiền đã mua, lắp đặt những chiếc máy lạnh cũ, qua sử dụng tại những đơn vị không uy tín. Những loại máy lạnh cũ giá thành rẻ này thường sử dụng các chất liệu kém chất lượng như ống nhôm khiến cho ống này nhanh chóng bị hư hỏng, bị oxy hóa hoặc là ăn mòn. Như vậy thì máy lạnh sẽ rất dễ bị xì gas, rò rỉ lượng gas ra bên ngoài.


2.3 Sử dụng không hợp lý

Máy lạnh bị xì gas cũng có thể là do người dùng không biết cách sử dụng, sử dụng máy lạnh không đúng cách. Có thể là do bật máy lạnh liên tục 24/24 giờ hay điều chỉnh nhiệt độ luôn ở mức rất thấp. Việc không cân đối thời gian nghỉ ngơi của máy lạnh sẽ khiến máy hoạt động liên tục, dễ hư hỏng. Ngoài ra việc sử dụng máy lạnh lâu ngày mà không được bảo trì, bảo dưỡng, vệ sinh cũng sẽ khiến cho máy lạnh dễ bị xì gas. Hoặc là dùng và lắp đặt trong môi trường có quá nhiều bụi bẩn và hóa chất cũng gây hiện tượng xì gas ở máy lạnh.

3. Điều hòa bị xì gas phải làm sao?

Thông qua các cách nhận biết máy lạnh bị xì gas kể trên, người dùng có thể biết được chính xác bệnh của máy lạnh. Khi máy lạnh xì gas, cần phải xử lý ngay lập tức để hạn chế việc gây hư hỏng thiết bị và ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Tùy thuộc vào tình trạng gas bị xì mà người dùng có thể lựa chọn một trong các biện pháp khắc phục ngay sau đây:

3.1 Gọi thợ sửa chữa

Nếu bạn không tự tin với kiến thức máy lạnh của mình, thiếu kinh nghiệm trong việc sửa chữa kiểm tra ống gas thì cách an toàn nhất đó chính là liên hệ đến dịch vụ sửa điều hòa tại nhà để được kiểm tra và nhanh chóng khắc phục sự cố đúng cách trong một thời gian sớm nhất. Trong khi chờ kỹ thuật viên, bạn nên tắt máy lạnh và mở thông thoáng cửa phòng để hạn chế ngộp gas.

3.2 Hàn lại chỗ bị xì

Nếu như xì gas là do đường ống gas bị hở một lỗ nhỏ, thì chỉ cần khắc phục bằng cách đơn giản đó chính là tìm lỗ xì sau đó làm sạch và sử dụng máy hàn để hàn lại tránh làm thất thoát gas. Tuy nhiên trong quá trình hàn lại lỗ xì gas, người thực hiện cần phải đảm bảo quá trình hàn đúng kỹ thuật, đúng chỗ để hạn chế gây hư hỏng nặng hơn.

3.3 Thay lại đường ống gas

Nếu như lỗ hổng lớn hơn, hoặc đường ống gas đã quá cũ, nhiều vết xước thì người dùng nên thực hiện thay mới đường ống gas. Thay mới đường ống có thể đảm bảo đến việc máy lạnh sẽ hoạt động tốt hơn và an toàn về sau. Cần chọn đường ống gas chất lượng, có kích thước và độ dày phù hợp với công suất máy lạnh và nên kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thay thế.

Như vậy, Trung Tâm Điện tử Điện lạnh Quảng Ninh đã giới thiệu đến bạn những cách nhận biết khi máy lạnh bị xì gas . Điều quan trọng nhất bạn chú ý chính là nên vệ sinh và  bảo dưỡng điều hòa định kỳ, vì việc này sẽ giúp máy loại bỏ bụi bẩn, côn trùng cùng các tác nhân làm hại máy khác và đảm bảo luôn phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố liên quan.