Bếp từ Toshiba là một thiết bị hiện đại, tiện lợi và an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, có thể bạn gặp phải tình trạng bếp không nhận nồi – bếp không nóng, phát ra tiếng “bíp bíp” hoặc báo lỗi trên màn hình. Vậy nguyên nhân do đâu và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng Trung Tâm sửa chữa Điện Tử Điện Lạnh Quảng Ninh tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Dấu hiệu bếp từ Toshiba không nhận nồi
Tại sao bếp từ Toshiba lỗi không nhận nồi?
* Đáy nồi bị cong vênh hoặc quá nhỏ
Bếp từ cần tiếp xúc tốt với đáy nồi để truyền nhiệt hiệu quả. Nếu đáy nồi cong, mỏng, hoặc nhỏ hơn vùng nấu, bếp có thể không nhận diện được.
* Nồi đặt lệch vị trí
Một số bếp từ Toshiba yêu cầu nồi đặt chính giữa vùng nấu. Nếu đặt lệch, cảm biến từ không phát hiện được nồi và bếp sẽ không hoạt động.
* Bề mặt bếp hoặc đáy nồi bị bẩn
Bụi bẩn, dầu mỡ hay mảnh vụn thực phẩm có thể làm giảm độ nhạy của cảm biến từ, khiến bếp không nhận nồi.
* Lỗi kỹ thuật hoặc hỏng cảm biến
Nếu bạn đã thử các cách trên mà bếp vẫn không nhận nồi, có thể do bếp bị lỗi phần cứng, hỏng cảm biến từ, mạch điều khiển hoặc bo mạch điện tử.
👉 Có thể bạn cần: Mã lỗi bếp từ Châu Âu: Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh
Cách sửa bếp từ Toshiba lỗi không nhận nồi
* Kiểm tra và thay nồi phù hợp
- Dùng nồi inox có đáy nhiễm từ.
- Đảm bảo đáy nồi bằng phẳng, kích thước phù hợp với vùng nấu (thường từ 12 cm trở lên).
* Vệ sinh mặt bếp và đáy nồi
- Lau sạch bề mặt kính bếp bằng khăn mềm.
- Vệ sinh đáy nồi để loại bỏ dầu mỡ, cặn bẩn.
* Đặt nồi đúng vị trí: Căn chỉnh nồi chính giữa vùng nấu để cảm biến từ nhận diện chính xác.
* Khởi động lại bếp: Ngắt điện bếp từ khoảng 5–10 phút rồi bật lại. Đôi khi lỗi tạm thời có thể được xử lý đơn giản bằng cách này.
💥Nếu bếp vẫn không hoạt động dù đã thử tất cả các cách trên, có thể bo mạch hoặc cảm biến đã bị hư. Lúc này, bạn nên liên hệ trung tâm bảo hành hoặc thợ sửa bếp từ Toshiba để kiểm tra và thay thế linh kiện nếu cần.
Lưu ý để bếp từ Toshiba tránh lỗi bếp không nhận nồi
Chọn đúng loại nồi:
– Sử dụng nồi có đáy nhiễm từ (dính nam châm).
– Tránh dùng nồi nhôm, thủy tinh, gốm, inox 304.
Giữ đáy nồi phẳng và sạch:
– Tránh làm cong, méo đáy nồi.
– Lau sạch dầu mỡ, bụi bẩn trước khi đặt lên bếp.
Đặt nồi đúng vị trí:
– Canh nồi ngay giữa vùng nấu để cảm biến từ hoạt động chính xác.
Không dùng nồi quá nhỏ:
– Nên dùng nồi có đường kính từ 12 cm trở lên.
Vệ sinh bếp thường xuyên:
– Lau mặt kính bằng khăn mềm sau mỗi lần nấu.
– Tránh để nước, thực phẩm rơi vào khe bếp.
Sử dụng đúng cách:
– Không bật bếp khi chưa đặt nồi.
– Tắt bếp đúng cách, không rút phích điện liên tục.